Chia sẻ kinh nghiệm sinh đẻ tại bệnh Viện Phụ sản Trung Ương

Dạo gần đây nhiều chị em hỏi mình về việc đi sinh em bé ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C) có tốt không, có an toàn không. Vì thế, hôm nay mình dành chút thời gian viết bài review này để các mẹ nắm rõ nhé.

Mình năm nay 31 tuổi, mới sinh bé gái đầu tiên được 4 tháng. Hồi mình đi sinh ở viện là tháng 4/2017, cũng mới đây thôi. Mình nhập viện lúc 4h sáng, sau khi làm hồ sơ xong thì mình được đưa lên phòng sinh luôn, cũng khá nhanh. Phòng chờ đẻ cũng rộng, sạch sẽ, các y tá cũng dễ tính.

Review-di-de-o-benh-vien-phu-san-trung-uong
Nhiều mẹ chọn đi để ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Lúc đó mình không bị đâu bụng dồn dập, thỉnh thoảng lại có bác sỹ vảo kiểm tra xem mình đã mở được mấy phân rồi. Đến khoảng 6h sáng thì lại có một bác sỹ và vài người nữa vào hướng dẫn mình rặng đẻ. Còn 1 y tá thì đứng bên cạnh động viên, một bác sỹ đứng quan sát cuộc vượt cạn của mình. Sau gần 2 tiếng vật vã, cuối cùng bé Su nhà mình cũng chịu ra.

Sinh bé Su nhà mình xong các bác sỹ tiến hành tiêm vacxin viêm gan B luôn tại phòng. Sau đó, mẹ còn mình được chuyển lên tầng 6, tầng này chuyên để dành chăm sóc cho các bà đẻ sau sinh. Ở đó rất đông, trong phòng giường không đủ phải kê ra ngoài hành lang nhưng được cái sạch sẽ, gọn gàng.

Mặc dù đông nhưng vẫn chỉ được quy định một người/1 giường, Những mẹ nào sinh mổ sẽ được ưu tiên hơn sinh thường. Mình sinh thường nên chỉ cần ở lại 1 ngày, còn mẹ nào sinh mổ thì phải ở lại từ 4 đến 5 ngày mới về được.

Đến khoảng trưa, cá cô điều dưỡng cho bé Su nhà mình đi tắm. Để tránh nhầm lẫm, ngay sau khi sinh xong, các cô sẽ đeo cho mỗi em bé một chiếc vòng có ghi tên mẹ và con. Là con trai thì vòng màu xanh, con gái vòng màu hồng, khi ghi tên lên cái vòng đó là tên đã đăng ký khi nhập việt.

Review-di-de-o-benh-vien-phu-san-trung-uong-1
Đi đẻ tại Bệnh viện phụ sản trung ương được nhiều chị em lựa chọn

Còn mình sẽ được các y tá phát thuốc để uống, tiêm thuốc và làm vệ sinh vết thương. Sinh ở viện phụ sản Trung ương người nhà cũng được vào thăm theo quy định của bệnh viện, mỗi lần 1 người vào tại thời gian buổi sáng, buổi trưa, mỗi đợt khoảng 1 tiếng. Buổi tối thì người nhà được ở lại đến sáng luôn.

Do mình sinh thường nên sau 6 tiếng là được các y tá khuyến khích ngồi dậy, tập đi lại để phục hồi sức khỏe, mẹ nào sinh mổ thì nên nằm nghỉ. Sau 1 ngày được chăm sóc ở viện, các bác sỹ khám lại sức khỏe cho cả hai mẹ con lần cuối, sau đó chồng mình àm thủ tục xuất viện luôn và về nhà.

Nói chung dịch vụ đẻ ở đây cũng khá ổn, chỉ có điều nhà vệ sinh thì không được sạch sẽ cho lắm, nhiều mẹ đi đẻ bên cạnh mình vẫn có các bác sỹ khá nóng tính nên nói một vài câu hơi “mạnh”, nhưng thực ra họ cũng muốn tốt cho mình thôi chứ không ai làm khó mình cả.

Vấn đề quan trọng mình muốn review tiếp khi đi đẻ ở viện C là giá cả. Tại viện có hai dịch vụ sinh là sinh thường (D3) và sinh mổ (D4). Mình thì sinh thường rồi, nhưng sinh kiểu gì các mẹ cũng phải đóng trước 10 triệu tại quầy thu ngân của bệnh viện, đến bây giờ thì giá cả cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

Review-di-de-o-benh-vien-phu-san-trung-uong-2
Chăm sóc tốt, chi phí vừa phải là ưu điểm khi đi đẻ tại viện phụ sản Trung ương

Trong 10 triệu đó, 6 triệu là được tự chọn bác sỹ, 4 triệu đồng còn lại để tạm ứng cho tiền phòng, vệ sinh cho mẹ, chăm sóc cho bé, thuốc cá kiểu…

Theo mình tìm hiểu thì phòng dịch vụ tại Viện Phụ sản Trung ương có 3 loại phòng: Phòng 2 giường vệ sinh sinh khép kín có giá 500.000 đồng, phòng 4 giường vệ sinh khp kín giá 400.000 đồng, Phòng từ 6 đến 8 giường vệ sinh không khép kín là 300.000 đồng. Riêng nhà mình thì ở phòng 300 nghìn không khép kín.

Bài này mình chỉ review một chút những thông tin cơ bản cho mẹ nào đang có ý định đi sinh em bé tại đây nhé. Còn những cái được và cái không được thì ở đâu cũng có, tùy vào sở thích và tính toán của hai vợ chồng và hỏi han bạn bè mà chọn nơi sinh thôi các mẹ ạ. Ở đâu cũng an toàn, giá cả hợp lý hết ấy mà!

Related Posts

6 cách chữa mồ hôi tay chân hiệu quả tại nhà

6 cách chữa mồ hôi tay chân hiệu quả tại nhà

Ra mồ hôi tay chân nhiều là hiên tượng nhiều người mắc phải. Nếu không có điều kiện và đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh này…

9 tác dụng tuyệt vời của nhụy hoa nghệ tây (saffron) đối với sức khỏe và làm đẹp

Nhụy hoa nghệ tây là thảo dược được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tác dụng của nhụy hoa nghệ tây…

trà cỏ ngọt có tác dụng gì

Cây cỏ ngọt có tác dụng gì mà người Nhật tin dùng đến vậy?

Ở Nhật, cây cỏ ngọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, y học, thậm chí cả chế biến hóa mỹ phẩm. Vậy…

EQ-TEST

7 cách kiểm tra thang điểm chỉ số EQ của bạn là gì?

Nhiều người đánh giá chỉ số EQ quan trọng hơn IQ (chỉ sống thông minh). Vì thế, hãy thử 7 cách kiểm tra thang điểm chỉ số…

cách lăn trứng gà tan máu bầm

Hướng dẫn cách lăn trứng gà tan máu bầm nhanh chóng

Những vết bầm tím khiến cho bạn cảm thấy tự ti và mất đi tính thẩm mỹ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lăn…

Gợi ý các cách massage bắp chân cực kỳ hữu ích cho bạn nữ

Bạn bị đau chân và muốn tìm hiểu về cách massage bắp chân để nhanh chóng giải tỏa cơn đau nhức hoành hành? Vậy thì tham khảo…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *